Trong bối cảnh thị trường như bạn mô tả, khi có hiện tượng Volume Spike với biên độ biến động mạnh, các nhà đầu tư cần phải rất cẩn trọng và có chiến lược cụ thể. Dưới đây là một số phân tích và lời khuyên dựa trên bài nghiên cứu từ William Leigh (2005) và tình hình hiện tại:
Category Archives: Chiến lược thị trường
Nhóm VN30 vẫn còn dư địa điều chỉnh nên sẽ tiếp tục tạo áp lực trong tuần tới do vậy kịch bản cơ sỏ là VNINDEX vẫn rung lắc quanh 1310 – 1320, nhờ vậy sẽ có những điểm giải ngân mới tốt hơn. Cổ phiếu theo dõi giải ngân: MWG, BSI và VPB. Cập nhật vĩ mô VIệt Nam tháng 3 trước kỳ công bố số liệu chính thức: Thương mại sôi nổi nhưng thặng dư thương mại ước tính 4.5 tỷ USD thấp hơn năm trước; tăng trưởng tín dụng khả quan trong khi giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn chậm
Về kỹ thuật, xu hướng tăng tại đồ thị tuần mới chỉ bắt đầu khi MACD dốc lên và ADX nỗ lực cắt DI-, nhưng động lượng yếu dần, thể hiện qua 2 cây spinning top tuần gần nhất. Các nhóm vốn hoá như VNMID và VNSMALL tiếp tục điều chỉnh, cùng với VN30 vào nhịp chỉnh, làm thị trường rung lắc mạnh hơn. Dư địa điều chỉnh kiểm định lực cầu tại 1350 của VN30, thị trường có thể giảm về 1300/10 tuần tới. Theo dõi giải ngân các cổ phiếu Tài chính (CTG, TCB, VPB), Bất động sản (VHM, DXG), Chứng khoán (VCI, CTS, HCM).
Về kỹ thuật, VNINDEX vẫn duy trì đà tăng, mặc dù có chút lưỡng lự. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cao và thanh khoản dồi dào cho thấy dòng tiền vẫn ổn định. Các nhóm vốn hoá đang có sự nâng đỡ luân phiên. VNMID và VNSMALL có thể điều chỉnh, nếu VN30 trụ vững, VNINDEX sẽ tiếp tục sideway quanh vùng 1300 (+/- 10) trước khi tăng tiếp.
VNINDEX đang trong xu hướng tăng ngắn hạn với động lượng mạnh mẽ. MACD histogram tăng và giá đóng cửa tuần cao nhất cho thấy thị trường có khả năng vượt 1300, nếu nhóm Ngân hàng giữ vững trong các nhịp điều chỉnh. Có thể chốt lãi ngắn hạn để bảo toàn lợi nhuận. Cổ phiếu nên theo dõi là nhóm có ‘form’ tăng.
VNINDEX dao động quanh 1275 điểm, VN30 chưa vượt 1350 điểm. VNMID và VNSMALL đang kiểm tra lại kháng cự. Thị trường có thể tiếp tục thử thách vùng này hoặc điều chỉnh về 1265. Nhóm ngành nên theo dõi: Tài chính (CTG, STB), Xây dựng (CTD), Vận tải hàng hải (HAH, VOS), Công nghệ (FPT), Đầu tư công (VCG).
Chiến lược hành động thận trọng sau khi VNINDEX chỉnh sâu về 1250. Tỷ trọng nên duy trì dưới 40% – 50% danh mục, hạn chế giải ngân mới khi sức ép tỷ giá chưa biến mất. Tỷ trọng thấp có thể tại các cổ phiếu có triển vọng rõ ràng trong quý 4/2024. Góc độ quốc tế: chứng khoán Hoa Kỳ có thể gặp áp lực trong ngắn hạn khi lãi suất trái phiếu bật tăng do lo ngại lạm phát, thay đổi kỳ vọng quyết định lãi suất của FED và nợ công đạt đỉnh lịch sử. Với tương quan cao, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng bởi tác động tâm lý tương đồng.
Thị trường vẫn chưa vi phạm các ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1260 tuy nhiên áp lực giảm giá đang dần gia tăng khi các cổ phiếu thành phần của VN30 đang dần suy yếu. Trong tuần tới thị trường có khả năng cao sẽ kiểm định lại vùng 1250. Xu hướng chính của thị trường theo chúng tôi vẫn là đi ngang tích lũy.
Nhóm các cổ phiếu như: Hóa Chất , BĐS KCN, Dầu khí được kỳ vọng sẽ thu hút dòng tiền trong tuần tới. Các nhóm ngành có hiệu suát dần cải thiện bao gồm: Ngân hàng, Bán lẻ, Tiêu dùng, Cảng biển kỳ vọng sẽ tiếp tục hút tiền trong tuần tới
VN-Index tiếp tục xu hướng tăng, đóng cửa trên các đường MA ngắn hạn. Áp lực bán quanh vùng 1,280 điểm đang được hấp thụ. VN-Midcap và VN30 tăng ổn định, trong khi HNX-Index và VNSmallcap vẫn chưa có tín hiệu tăng thuyết phục. Trong ngắn hạn, diễn biến tích cực rõ nét trên VN-Index, VN30 và VNMidcap, còn HNX-Index và VNSmallcap vẫn ở mức trung tính. Trong trung hạn, các chỉ số đều có tín hiệu tích cực. Dự báo tuần tới, VN-Index sẽ tiếp tục tăng, kiểm định vùng 1,300 điểm, với ngưỡng hỗ trợ ở mức 1,270 điểm. Kỳ vọng nhóm cổ phiếu bất động sản, bán lẻ, sản xuất sẽ có dòng tiền tốt hơn.
Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực giảm mạnh do nhiều thông tin kém tích cực liên quan đến nhóm ngân hàng. Việc giảm lãi suất cho vay và tăng lãi suất tiết kiệm khiến hệ số biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng bị thu hẹp. Thêm vào đó, NHNN bán USD để hỗ trợ tỷ giá càng khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên chán nản.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể. Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ thu hút sự chú ý của dòng tiền ngắn hạn. Kịch bản tích cực đòi hỏi sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để xu thế tăng trở nên bền vững. Thị trường chưa có tín hiệu tích cực hỗ trợ cho các giao dịch ngắn hạn. Biên độ dao động của chỉ số nằm trong khoảng từ 1230- 1263
Các nhóm ngành ghi nhận sự cải thiện trong tuần tới bao gồm: Bảo hiểm, Ô tô, Cao su