Kể từ khi Chat GPT ra đời vào tháng 11 năm 2022, thực tế là mọi công ty và phòng họp, ở hầu hết mọi ngành nghề, đều đã thảo luận về cách tận dụng các mô hình ngôn ngữ lớn được sử dụng bởi các ứng dụng Generative-AI—các loại mô hình có thể tạo ra văn bản, hình ảnh và nội dung khác chất lượng cao. Những lợi ích tiềm năng được dự đoán trước bao gồm tăng năng suất, trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển cũng như mở rộng phạm vi các mô hình kinh doanh khả thi.
Rõ ràng có rất nhiều cuộc thảo luận, công khai và ở giai đoạn này, thậm chí còn có sự cường điệu xung quanh AI. Tôi tin rằng AI có tính sáng tạo có tiềm năng biến đổi về lâu dài. Tuy nhiên, do sự phức tạp của nó – bao gồm việc xác định các trường hợp sử dụng cũng như xây dựng và đào tạo các mô hình – AI có thể tạo ra sẽ không thể mang lại những lợi ích này chỉ sau một đêm. Thay vào đó, có thể mất nhiều năm cho hầu hết các doanh nghiệp triển khai AI vào quy trình làm việc của họ.
Cổ phiếu công nghệ thông tin và viễn thông luôn nằm trong top những nhóm cổ phiếu thu hút dòng tiền bất chấp sự rung lắc của thị trường. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau phân tích chi tiết về triển vọng tương lai của các cổ phiếu công nghệ- viễn thông và động lực thúc đẩy đà tăng của nhóm cổ phiếu này liệu có bền vững?
I. Nhìn lại đà tăng trưởng mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ
- Hiệu suất tăng trưởng ấn tượng:

Nhóm cổ phiếu thuộc ngành công nghệ và viễn thông đã tăng 43% trong năm 2023 vượt trội hơn so với chỉ số VNINDEX do mức định giá P/E tăng lên cùng với môi trường lãi suất thấp.
Tính riêng trong 4 tháng đầu năm nhóm cổ phiếu này đã ghi nhận mức hiệu suất vượt trội so với thị trường chung. Theo đó nhóm cổ phiếu công nghệ đã tăng 62% trong đó nổi bật với nhiều cổ phiếu ghi nhận hiệu suất vượt trội như FPT (+40%), VGI(+165.86%), FOX (+58.54%), CTR( +51%),….
2. Về kết quả kinh doanh duy trì sự ổn định:
Hầu hết các cổ phiếu thuộc nhóm công nghệ thông tin và viễn thông đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2023. Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp được duy trì ổn định. FPT tiếp tục dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận.

Tính riêng trong quý 1/ 2024, Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đều tăng trưởng ở mức 2 con số cùng với biên lợi nhuận được duy trì ổn định. Tuy nhiên, quy mô doanh thu có sự phân hóa và tập trung tại một số cổ phiếu như FPT, CTR, FOX, VGI đây hầu như là các cổ phiếu thuộc 2 tập đoàn lớn là FPT và Viettel.

II. Đà tăng trưởng mạnh là kết quả của sự hội tụ nhiều yếu tố:
- Sự tăng trưởng mạnh của xu hướng tăng trưởng của các cổ phiếu công nghệ trên khắp thế giới.
Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy một làn sóng công nghệ trên toàn cầu, Các cổ phiếu công nghệ tại hầu hết các thị trường đều ghi nhận đà tăng trưởng mạnh. Vai trò của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được khẳng định khi mức độ ứng dụng công nghệ trong nhiều ngành nghề ngày càng nâng cao.

- Hưởng lợi từ xu hướng chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ tăng trưởng trong năm 2024
Theo dự báo mới nhất của Gartner, Inc., chi tiêu Công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn cầu được dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024, tăng 6.8% so với năm 2023. Chi tiêu cho các dịch vụ CNTT dự kiến sẽ tăng 8.7% vào năm 2024, đạt 1.5 nghìn tỷ USD. Điều này chủ yếu là do các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án tối ưu hóa và tăng cường hiệu quả hoạt động của mình. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục có tác động tích cực đối với ngành công nghệ toàn cầu nói chung và đặc biệt là tại Việt Nam.

Nguồn: Gartner, DNL Capital tổng hợp
- Chi tiêu toàn cầu cho các trung tâm dữ liệu sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024
Tháng 1/2023, McKinsey – Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ dự kiến thị trường data center toàn cầu sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm cho đến năm 2030, với tổng mức chi tiêu cho việc xây dựng cơ sở mới đạt 49 tỷ USD. Theo Gartner chi tiêu toàn cầu cho các trung tâm dữ liệu có thể tăng trưởng khoảng 9.5% trong năm 2024.
Nguồn: McKinsey
Ngành công nghiệp dữ liệu và trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đang có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Điều này là nhờ vào Nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2022, theo đó, các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam trong nước.
Các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ động thái này bao gồm những tên tuổi lớn như Tập đoàn Viettel, VNPT, CMC Telecom, FPT Telecom và VNG. Trong đó, FPT đang có kế hoạch đầu tư xây dựng một trung tâm dữ liệu quy mô lớn với công suất 3.600 rack vào nửa cuối năm 2024, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng tại thị trường trong nước.
Với chính sách pháp lý mới này, dự kiến thị trường dữ liệu và trung tâm dữ liệu Việt Nam sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới, mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại.
4 .Mạng 5G được Chính Phủ thúc đẩy mạnh mẽ
Năm 2023 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho ngành viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Cụ thể, vào cuối tháng 11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Viễn thông sửa đổi với nhiều điểm mới đáng chú ý. Bên cạnh việc có quy định về trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây và viễn thông cơ bản, luật mới vẫn duy trì Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam và quy định cụ thể hơn về tài nguyên viễn thông, thông tin thuê bao di động cũng như xử lý vấn nạn SIM rác.
Điểm sáng của luật sửa đổi là tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại. Cụ thể, luật cho phép xây dựng công trình viễn thông trên tài sản công và quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan nhằm tháo gỡ những rào cản, vướng mắc trong quá trình triển khai. Đây được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã công bố kế hoạch đấu giá băng tần 3.,60-4000MHz cho mạng 5G vào năm 2024. Trước đó, kế hoạch đấu giá băng tần 2,500-2,600 MHz bị hoãn lại do lo ngại thiếu cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà mạng lớn. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ sung thêm băng tần 3,560-4,000 MHz gồm 4 khối đấu giá. Việc bổ sung băng tần mới được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam. Bộ sẽ công bố thêm chi tiết về đấu giá vào tháng 1/2024 và dự kiến hoàn thành đấu giá vào tháng 3/2024
III. Thời điểm đầu tư xét theo chu kỳ
Dựa trên việc phân tích tính chu kỳ của nền kinh tế, và phân tích các dữ liệu liên quan chúng tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 hiện đang nằm trong pha giảm của chu kỳ kinh tế 4 năm (2021-2024), đây có thể là điểm kết thúc của chu kỳ kinh tế này. Điều này phù hợp với dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 của chúng tôi trước đó. Do đó đây là giai đoạn mà ngành công nghệ thể hiện vai trò của mình là tạo ra sự thay đổi mang tính thúc đẩy và kéo nền kinh tế dần hồi phục.

Nguồn: GSO, Báo cáo chiến lược năm 2024 DNL Capital
Các cổ phiếu nổi bật.
Ngành công nghệ – viễn thông Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt đối với các doanh nghiệp niêm yết để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư chúng tôi khuyến nghị theo dõi các cổ phiếu có quy mô thanh khoản và doanh thu vượt trội so với phần còn lại của ngành. Các doanh nghiệp mà chúng tôi ưa thích bao gồm: FPT, FOX VGI, CTR, CMG,
Với FPT chúng tôi cho rằng đây là một trong những cổ phiếu tiềm năng nhất với lợi thế cạnh tranh về quy mô, vốn và nhân lực, với uy tín đã được khẳng định trên thị trường quốc tế FPT sẽ là đối tác ưu tiên hàng đầu cho các đối tác nước ngoài khi đến Việt Nam. Doanh nghiệp có năng lực chủ động nghiên cứu và phát triển những công nghệ riêng.
CMG: CMG là một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin – viễn thông tại Việt Nam, với hơn 25 năm kinh nghiệm. Công ty đã cơ cấu hoạt động và tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Hạ tầng số, Công nghệ & Giải pháp, Kinh doanh Quốc tế, Nghiên cứu và Giáo dục. Đây cũng là doanh nghiệp sẽ hưởng lợi tích cực từ làn sóng công nghệ trong thời gian tới
FOX là một trong những doanh nghiệp sẽ hưởng lợi trực tiếp từ quá trình đẩy mạnh chuyển đổi số với hạ tầng với vị thế là 1 trong 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. Khi chuyển đổi số được đẩy mạnh doanh thu sẽ ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.
CTR: Tính đến cuối năm 2023, CTR đang sở hữu 6,436 trạm BTS (trạm thu phát sóng di động) CTR sẽ được hưởng lợi khi Chính Phủ đẩy mạnh phát triển mạng 5G. Hiện tại tỷ lệ dùng chung các trạm BTS của CTR vẫn còn khá thấp so với khu vực và thế giới.
Thị trường kinh doanh tại nước ngoài tiếp tục thúc đẩy doanh thu mảng mảng xây lắp của CTR trong năm 2023. Sự tăng trưởng của mảng xây lắp đến từ các hợp đồng xây dựng B2C không quá bị ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản.
VGI: Viettel Global là một trong những nhà đầu tư ra nước ngoài hàng đầu của Việt Nam. Công ty đang hoạt động tại 9 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ với tổng dân số phục vụ hơn 200 triệu người. Viettel Global đang dẫn đầu về thị phần tại 6 thị trường chính gồm Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timor, Burundi – những nước đang phát triển và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tập đoàn Viettel, đơn vị quân đội, hiện nắm giữ 99% cổ phần của Viettel Global, qua đó kiểm soát hoạt động của công ty này.
Trên đây là bài viết cập nhật về câu chuyện ngành công nghệ – viễn thông hiện tại với nhiều triển vọng tích cực từ tương lai, chúng tôi đánh giá câu chuyện của nhóm ngành này vẫn hiện hữu và mang tính dài hạn. Tuy nhiên trong mỗi quyết định mua bán để đảm báo tính minh bạch và khách quan chúng tôi sẽ không để cập sâu đến điểm mua và điểm bán. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý nhà đầu tư trong quá trình phần tích nhóm ngành công nghệ.